Vải địa kỹ thuật ART 25 – 25kN/m

  • Vải địa kỹ thuật ART 25 là một trong những sản phẩm vải địa kỹ thuật không dệt thuộc công ty Cổ phần vải địa kỹ thuật Việt Nam sản xuất. Hưng Phú nhà cung cấp chính từ những năm 2008 cho đến nay.
  • Vải địa kỹ thuật ART 25 với tên gọi của nó được đặt theo cường lực chịu kéo 25kN/m theo tiêu chuẩn thí nghiệm TCVN 8871-1: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định lực kéo giật và độ giãn dài khi kéo giật.
  • Vải địa kỹ thuật không dệt ART 25 có chức năng phân cách ổn định nền móng yếu trong các công trình xây dựng đường bộ, đường sắt, cầu cảng. Gia cố và bao bọc che chắn cho các công trình chống xói mòn đất sử dụng kết hợp với Rọ đá – Thảm đá trong công tác kè chống xói mòn sạt lở.
  • Quy cách 4mx100m = 400m2/Cuộn – Định Lượng:35g/m2

Mô tả

Xuất xứ – Sản xuất tại Việt Nam

Vải địa kỹ thuật không dệt ART 25 được sản xuất trên dây chuyền công nghệ xuyên kim dùi sợi ngắn, ép nhiệt và thu cuộn. Vải địa kỹ thuật ART25 được sản xuất ở khổ rộng 4m và chiều dài 100m. Vải địa kỹ thuật ART có màu trắng. 

1. Nguyên liệu: Xơ polypropylene hoặc polyester.

2. Đặc tính của vải địa kỹ thuật ART 25

  • Độ bền và độ bền kéo được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 8871-1
  • Ổn định kích thước.
  • Tính nhất quán trong các ứng dụng nhiệt độ cao.
  • Vải địa kỹ thuật ART 25 được sử dụng nhiều trong các dự án đường bộ, gia cố nền đất yếu, ngăn cách lớp vật liệu.
  • Hiện nay vải địa kỹ thuật ART 25 nói riêng và các loại vải địa kỹ thuật không dệt ART có cường lực chịu kéo lớn hơn cũng được sử dụng trong nghành nông nghiệp trồng trọt. Đó là việc ứng dụng chúng vào vườn ươm trồng cây. Mời bạn tham khảo thêm Vải địa kỹ thuật trồng cây. Vải địa kỹ thuật ART 25 có định lượng lớn và giá thành cao. Việc dùng chúng trong định hình các thảm thực vật trang trí cảnh quan công cộng là rất ít dự án thực hiện.
  • Ứng dụng trong gia cường nền đất yếu thay thế cho vải địa kỹ thuật Phức hợp nhập khẩu. Vài địa kỹ thuật ART 25 có cường lực chịu kéo và độ biến dạng lớn lên đến .65%. Được sử dụng cùng với Rọ đá – Thảm đá gia cố mái dốc bảo vệ chân đê khói dòng thủy lực chống rửa trôi.
  • Vải địa kỹ thuật ART 25 được sử dụng nhiều trong các dự án đường bộ cao tốc. Nhất là cùng Tây nam bộ.
  • Dùng cho may túi địa kỹ thuật gia cố các mái taluy chống xói mòn cho kênh mương thủy lợi, kè chống tràn bờ sông suối. Vải địa kỹ thuật ART25 cũng sử dụng trong một số dự án may thành ống địa kỹ thuật làm đập nhân tạo hoặc đập tạm thời.

Vải địa kỹ thuật ART ® Việt Nam sản xuất khi nào ?

Tính từ cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam sau cấm vận của Mỹ năm 1995, trong bài viết chúng tôi giới thiệu Vải địa kỹ thuật, quá trình hình thành và phát triển ở bài trước.

Nghành công nghiệp Vải địa kỹ thuật Việt Nam vẫn phải nhập khẩu của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ.

Để phục vụ cho xây dựng hạ tầng đường sá ở Việt Nam. Công cuộc đổi mới này phát triển mạnh mẽ về phía Nam nhất là Tây Nam Bộ, vùng đất này trù phú nhưng hạ tầng còn kém, xây dựng đường sá nơi đây rất tốn kém cho việc xử lý nền đất yếu.

Vải địa kỹ thuật là một vật liệu không thể thiếu khi xây dựng đường sá cầu cống nơi đây.

Mãi đến năm 2004 Công ty Vải địa kỹ thuật ART mới bắt đầu sản xuất sản phẩm  Vải địa kỹ thuật không dệt ART này bằng phương pháp xơ hóa sợi ngắn xuyên kim. Là một công ty tiên phong hàng đầu ở Việt Nam sản xuất vải địa trong nước, nhà máy đầu tiên ở Đồng Văn, Duy Xuyên, Hà Nam.

Công ty Cổ phần Vật tư công trình Hưng Phú là nhà cung cấp vải địa kỹ thuật ART chính thức từ năm 2008.

Vải địa kỹ thuật ART ® được sử dụng như thế nào ?

Vải địa kỹ thuật  ART thường được sử dụng làm lớp phân cách giữa lớp đất hữu cơ và phần cát lấp. Vải địa kỹ thuật ART nằm trong nhóm vải địa kỹ thuật không dệt sợi ngắn. Các sợ xơ được sắp xếp ngẩu nhiên được xuyên kim tạo các lổ thoát nước hai chiều ngang, và chiều đứng theo đúng yêu cầu của dự án.

Vải địa kỹ thuật không dệt ART được dùng phổ biến trong quá trình san lấp mặt bằng, ngăn chặn lớp cát đắp lẫn vào bùn đất hữu cơ rất hữu ích, tiết kiệm khối lượng cát đắp, ổn định nền đất yếu.

Việc sử dụng vải địa ART tùy theo yêu cầu và thông số kỹ thuật mà các Kỹ sư thiết kế đưa vào danh mục sử dụng. Tên của loại vải này tương ứng với cường độ chịu kéo đứt của vải. Ví dụ như vải ART6 là loại mõng nhất và có cường độ chịu kéo nhỏ nhất tương đương 6kN, hoặc như ART12 có cường độ chịu kéo của vải là 12kN.

Bảo quản

Không để dưới ánh nắng mặt trời quá lâu quá 200 giờ. Tránh xa nhiệt độ cao.

Ứng dụng

Phân cách lớp vật liệu hữu cơ và cát lấp

Vải địa kỹ thuật không dệt ART được dùng để phân cách giữa hai lớp vật liệu có kích thước hạt khác nhau, như đá, đá dăm, cát, với nền đất yếu; làm cho các vật liệu này giữ được nguyên vẹn các đặc tính cơ học của nó dưới tác động của lực, đặc biệt là lực tác động bới các phương tiên vận chuyển lớn như xe tải, xe container, xe thồ hay xe khách tác động lên.

Vải địa kỹ thuật ART25 là một trong những loại vải có lực kéo nhỏ trong dòng sản phẩm vải địa kỹ thuật Việt Nam. Chúng thường được sử dụng nhiều trong việc phân cách các lớp vật liệu cho khối đắp. Gia cố và làm vải lọc cho các rảnh tiêu thoát ngầm của các công trình xử lý chôn lấp rác.

Vải địa kỹ thuật ART25 được sử dụng nhiều nhất trong công trình đường giao thông nông thôn. Nhất là vùng Tây Nam Bộ. Chúng cũng được sử dụng nhiều trong các dự án đường giao thông nội bộ như khu Công nghiệp. Khu dân cư.

Vải địa kỹ thuật ART25 sử dụng may túi địa kỹ thuật trong công tác kè đê biển, sông suối cùng các ứng dụng trải bảo vệ màng chống thấm HDPE các công trình xử lý môi trường.

Vải địa kỹ thuật ART7

Gia cường nền đất và khối đắp 

Do vải địa kỹ thuật không dệt có tính chịu kéo cao, các đơn vị thiết kế thường áp dụng đặc tính này để tăng cường cho đất khả năng chịu kéo nhằm gia tăng và ônđịnh nền cốt cho đất. Người ta cũng có thể dùng các túi may bằng vải địa kỹ thuật để chứa đất.

Vải địa kỹ thuật ART7

Bảo vệ mái dốc và chống xói mòn 

Do có tính bền kéo, chống đâm thủng cao, tính bền môi trường (chịu nước mặn) và khả năng tiêu thoát nước nhanh; vải địa kỹ thuật không dệt được dùng kết hợp với một số vật liệu khác như bê tông, đá, rọ đá, thảm đá, tạo thành lớp đệm ngăn cách chống xói mòn và bảo vệ cho triền đê, bờ đập, bờ biển hay các cột bê tông cột trụ của cầu.

Vải địa kỹ thuật ART7

Lọc và thoát nước

Lớp vải địa kỹ thuật đóng vai trò là lớp lọc được đặt ở giữa hai lớp vật liệu có độ thấm nước và cỡ hạt khác nhau. Nhờ có lớp lọc này mà các hạt có kích thước nhỏ từ 0,075 micromet cũng không thể lọt qua hoặc thất thoát với tỷ lệ rất thấp 0,95 (mất đi 5% loại có cỡ 0,075 micromet). Chức năng của lớp lọc là tránh sự xói mòn từ phía vật liệu có cỡ hạt mịn hơn vào lớp vật liệu thô.

Chức năng phân cách

Tiêu thoát nước

Với khả năng thấm theo phương vuông góc với mặt phẳng, vải địa kỹ thuật không dệt có thể được dùng để chế tạo mương tiêu thoát nước ngầm. Dòng nước trong đất sẽ tập trung đến rãnh tiêu có bố trí lớp vải lọc và dẫn đến tập trung nước bằng đường ống tiêu.

Thông số kỹ thuật

Thông số kỹ thuật vải địa không dệt ART.

Vải địa kỹ thuật ART25