Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án khẩn cấp xử lý sự cố sạt lở đất tại huyện Kỳ Sơn (Nghệ An)

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 20/9/2019 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án khẩn cấp xử lý sự cố sạt lở đất tại khu vực khối 4 thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Đơn vị thi công thực hiện việc múc đất chống sạt lở, khắc phục vết nứt trên quả đồi thuộc khối 4, thị trấn Mường Xén. Ảnh: Hồ Phương

Mục tiêu đầu tư Dự án nhằm xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở đất tại khu vực khối 4 thị trấn Mường Xén, đảm bảo an toàn kịp thời cho các hộ dân trong khu vực có nguy cơ sạt lở; đảm bảo an toàn tính mạng cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến quốc lộ 7. UBND huyện Kỳ Sơn là chủ đầu tư Dự án.

Về quy mô đầu tư, đào ngả mái ta-luy dương cơ bản đến hết các vết nứt, phạm vi chiều dài 130 m dọc theo tuyến Quốc lộ 7. Chiều cao đỉnh mái ta-luy trung bình khoảng 90m so với cao độ mặt đường, độ đốc ngã mái tùy thuộc vào địa chất và hiện trạng sạt lở.

Xây tường chắn bằng rọ đá dưới chân ta-luy để ngăn một phần đất đá rời rạc lăn xuống. Chiều dài đoạn xếp rọ đá khoảng 46m, chiều cao trung bình khoảng 4m; tăng cường khả năng chịu lực của tường chắn rọ đá bằng hệ cọc thép hình I400 ngàm vào đất bằng khoan tạo lỗ và nhồi móng bê tông.

ĐỌC THÊM >>   Tìm hiểu về kiến trúc đô thị và tầm quan trọng của nó

Những vị trí xuất hiện địa chất yếu, đất đá rời rạc, mức độ sạt lở lớn thì mái ta-luy được gia cố bằng phun vữa bê tông xi măng, liên kết với hệ khung bê tông cốt thép và được neo giữ vào đất bằng các thanh neo thép D25 ngàm sâu vào mái đất 2m; bố trí hệ thống rãnh gom nước, bậc thoát nước từ mái dốc xuống vị trí thoát nước phù hợp.

Tổng mức đầu tư Dự án là 48 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 35 tỷ đồng, ngân sách địa phương 13 tỷ đồng, gồm: Ngân sách tỉnh Nghệ An (nguồn dự phòng ngân sách tỉnh, nguồn vượt thu) 12 tỷ đồng; ngân sách huyện Kỳ Sơn 1 tỷ đồng.

Phan Thu Phương

Hưng Phú xuất bản bài viết

Kè Rọ đá chống sạt lở đất tại các điểm dân cư vùng núi ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng mưa trung bình hàng năm tương đối cao so với các nước trên thế giới. Trong đó, tại khu vực Tây – Bắc và khu vực miền Trung – là những khu vực thường xảy ra hiện tượng sạt lở đất, sụt trượt đất nặng nề nhất trên các tuyến đường giao thông, thì lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 3000 – 4500 mm/ năm, thuộc hàng cao nhất so với các địa phương trong cả nước.

ĐỌC THÊM >>   Công trình thủy lợi Hệ thống đập Maeslantkering được xây dựng như thế nào ?

Về điều kiện tự nhiên, khu vực Tây  – Bắc và miền Trung cũng  lại là những vùng chịu tác  động mãnh liệt của hoạt động kiến tạo cổ, với sự hình thành và tồn tại của cả một hệ thống các đứt gãy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam.

Các đứt gãy có quy mô lớn ảnh hưởng đến cấu trúc địa chất của cả một vùng rộng lớn. Đất đá nằm trong cá c đới phá huỷ kiến tạo này chịu tác động của quá trình phong hoá vật lý và phong hoá hoá học diễn ra mạnh mẽ, do đó đất đá có tính chất bở rời, vò nhàu, vỡ  vụn và  điều kiện thuận lợi cho sụt trượt đất  phát sinh và phát triển.

Vải địa kỹ thuật trồng cây

Rọ đá định hình bên ngoài

Hơn 6 tỉ đồng làm kè chống sự cố sạt lở đất ven sông Cẩm Lệ – Cầu Đỏ

Ngày 14/9, Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng cho biết, lãnh đạo thành phố đã phê duyệt báo cáo kinh tế kĩ thuật đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở bờ hữu sông Cẩm Lệ – Cầu Đỏ, đoạn qua thôn Tây An, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, với kinh phí hơn 6 tỉ đồng.

Cụ thể, qui mô đầu tư xây dựng gồm: Tuyến kè có chiều dài 700m; thân kè sử dụng đá hộc xếp khan dày 25cm; đầu và cuối tuyến kè được gia cố bằng kè khóa rọ đá; trên tuyến kè có bố trí 6 bậc thang lên xuống rộng 2m, bố trí 2 cống tiêu thoát nước khớp nối tuyến mương bê tông thoát nước hiện trạng …

Phương án tuyến bám theo địa hình lòng sông hiện trạng và ranh giới qui hoạch được phê duyệt, đảm bảo dòng chảy cong thuận theo địa hình tự nhiên.

Trong đó, chi phí đầu tư dự án hơn 6 tỉ đồng từ ngân sách thành phố, Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng làm chủ đầu tư kiêm quản lí dự án. Thời gian thực hiện từ năm 2019 – 2020.

Trên cơ sở báo cáo kinh tế kĩ thuật công trình được phê duyệt, UBND TP giao Sở NN&PTNT có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai các bước tiếp theo theo đúng qui định hiện hành.

Để lại một thông điệp !

Gọi Mr Vương