Thi công kè rọ đá trường chắn trọng lực – Dự án kè sông Đa Nhim – Lâm Đồng

Giới thiệu thi công kè rọ đá tường chắn trọng lực

Một vài hình ảnh được ghi nhận từ công trình. Trong mùa lũ đỉnh điểm của năm 2021. Được ghi nhận từ người dân địa Phương. Thuộc Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Chào quý bạn đến với trang thông tin Blog chuyên nghành địa kỹ thuật môi trường Hưng Phú. Chúng tôi là nhà sản xuất rọ đá, lưới thép xoắn kép cho vật liệu nặng này từ những năm 2015. Và do đó chúng tôi cung cấp đến Quý khách hàng, cũng như các bạn tham khảo. Vài thông tin về dự án thi công kè rọ đá mạ kẽm. Vài lổi thiết kế thường thấy nhất trong phương pháp kè cứng này.

Rọ đá mạ kẽm

Dự án kè sông Đa Nhim bằng rọ đá mạ kẽm

Chúng tôi không có ý gây tranh cãi về giải pháp và kỹ thuật. Vì mỗi dự án đều có những Kỹ Sư và các Nhà địa chất đã khảo sát và tiên liệu trước khi thi công. Tuy vậy những sai sót nhỏ có thể mang lại những hậu quả lớn. Và do đó chúng tôi xin giới thiệu một vài chi tiết cụ thể trong bài viết sau đây.

Cách trung tâm thị trấn D’rain, tính từ Chợ Lạc Nghiệp. Hướng về phía Đông tính từ cầu Đơn Dương khảng 2km, dọc sông Đa Nhim hướng về phía Đông. Một đoạn kè rọ đá bằng tường chắn trọng lực không lót kênh. Phương pháp kè giật cấp với loại rọ đá 2x1x1m. Tính từ đáy sông trở lên là 8 cấp. Tương đương với 8m chiều cao.

thi công kè rọ đá

Sông Đa Nhim là một nhánh bắt nguồn từ của xả của đập thủy diện. Hồ chứa Đơn Dương cung cấp cho nhà máy thủy điện Đa Nhim dưới chân đèo Krong Pha. Đây là một đoạn sông uốn khúc, hằng năm mùa mưa lũ đập Đơn Dương xả lũ. Dòng chảy nhắm vào đây là rất mạnh.

Dự án thi công kè rọ đá mạ kẽm bằng tường chắn trọng lực này, nhằm giữ đất và con trường dân sinh phía trên trước những xói mòn rất mạnh xảy ra hằng năm. Hình minh họa này chúng tôi chụp lại vào tháng 02/2022. Khi mà mực nước sông thấp nhất trong năm.

Lổi vật liệu khung dây viền rọ đá mạ kẽm

Như chúng tôi từng xuất bản về việc định khung dây viền. Dùng sắt 8mm đến 12mm để định khung cho khối rọ không có tác dụng lắm. Nguyên tắc của “dây” viền được định hình xoắn kép từng mắt lưới vào dây. Nghĩa là dây viền được lồng vào (boder) xung quanh tấm lưới được đan.

Rọ đá mạ kẽm

Khung viền không được mạ kẽm, nó có tuổi thọ ngắn hơn dây đan trong thời gian nhất định

Dây viền lớn nhất của Rọ đá mạ kẽm là bao nhiêu ?

Thi công kè rọ đá

Khung sắt không cần thiết trong thi công kè rọ đá

Thi công kè rọ đá

Dây viền rọ đá mạ kẽm được xoắn đúng cách

Dây viền khác với khung Viền. Dây viền của bất kỳ loại định hình nào trong tấm lưới được đan trên máy chuyên dụng. Chúng phải được dây đan “xoắn” vào như một mắt lưới. Trong thuật ngữ chuyên ngành nó được gọi là Boder.

ĐỌC THÊM >>   Đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp - Vì sao cần lập báo cáo?

Sự “đứng vững” của một khối đá trong phương pháp kè cứng. Nó không phụ thuộc vào  khung viền hoặc dây viền. Mà nó phụ thuộc vào vật liệu lấp bên trong, và độ bền của từng mắt lưới. Nếu độ bền của mắt lưới không đảm bảo. Vật liệu bên trong sẽ bị “chảy” ra ngoài làm sập đổ cấu trúc.

Vậy nên dây viền lớn nhất của Rọ đá mạ kẽm hoặc Rọ đá bọc nhựa. Nó chỉ to hơn dây đan 30 đến 40% và chúng đảm bảo phải được “xoắn” vào chứ không phải “cột” vào như hình minh họa trên.

Bạn có thể thấy nó chắc chắn chắn vì khung viền to khỏe như vậy. Nhưng thực ra nó yếu hơn dây đan mạ kẽm được bảo vệ trong môi trường điện hóa, ăn mòn cao. Khung sắt đó sẽ mục hóa trong vài năm. Nhưng dây đan mạ kẽm dù mong manh, nhưng được bảo vệ trong vòng vài chục năm.

rọ đá mạ kẽm

Vách ngăn có dây viền được gia công bằng máy do Hưng Phú sản xuất

Càm giác khung viền “chắc chắn” trong tâm trí của người thi công. Cũng như chủ đầu tư cảm nhận bằng cảm tính. Khung viền dù lớn đến đâu. Nếu không được mạ kẽm hoặc được bọc nhựa. Trong một thời gian nhất định chúng sẽ bị ăn mòn trong môi trường khắc nghiệt.

Khi khung viền bị bung vỡ, vật liệu lấp bên trong sẽ rơi xuống và làm biến dạng cấu trúc. Một điều nữa là chúng làm tăng chi phí thi công của công trình lên một cách đáng kể. Đổi lại những tiềm ẩn rủi ro, bảo trì và sửa chữa chúng là một việc khá khó khăn.

Trong thi công kè rọ đá phương pháp kè rọ đá hộc. Khung viền cho dự án là không cần thiết. Nó còn gây lãng phí về nhân công và vật liệu. Nhưng nó không chắc chắn hơn so với dây viền của máy đan được xoắn kép.

thi công kè rọ đá

Kích thước mắt lưới danh định

Rọ đá mạ kẽm

Mắt lưới xoắn kép này rất lỏng lẻo.

Trong bảng tiêu chuẩn TCVN 10335:2014 về rọ đá, thảm đá. Nghiệm thu và thi công, cũng như trong chế tạo. Các mắt lưới được quy định là khi được lèn vật liệu lấp bên trong. Lúc đó các mắt lưới được co giãn theo một dung sai quy định. Trong bộ tiêu chuẩn này, dung sai cho phép là +-10%.

Rọ đá giá rẻ

Trong chuyên mục Rọ đá của Hưng Phú có bài viết so sánh giữa rọ đá giá rẻ và Rọ đá mạ kẽm do Hưng Phú sản xuất. Tại sao có những giá thành chênh lệch nhau. Mời quý bạn tìm hiểu thêm. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi cũng muốn đề cập đến các loại mắt lưới thông dụng như sau.

ĐỌC THÊM >>   Biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên Cách hiệu quả để bảo vệ tương lai của chúng ta

Với lưới thép Rọ đá mạ kẽm mà Hưng Phú sản xuất. Mắt lưới ký hiệu và mắt lưới thực tế là giống nhau. Nghĩa là mắt lưới được sản xuất dúng như tên gọi của nó. Rọ đá giá rẻ của các nhà sản xuất khác mắt lưới 83mmx114mm theo danh định. Mắt lưới của Hưng Phú là 80×100 mm. Đó là sự khác biệt.

Rọ đá mạ kẽm

Lưới Rọ đá mạ kẽm Hưng Phú sản xuất

So sánh giữ hai mẫu mắt lưới xoắn kép. Cùng 2 vòng xoắn kép. Vòng xoắn có cạnh dài sẽ bị có giãn lớn nếu vật liệu lèn bên trong có áp lực. Điều này làm biến dạng công trình, dung sai lớn. Vòng xoắn kép có cạnh ngắn, độ biến dạng thấp và dung sai nhỏ.

Tường chắn trọng lực bằng rọ đá mạ kẽm và vật liệu lấp

Vật liệu lấp trong Tường chắn trọng lực này là Đá hộc. Những nơi có kích thước đá nhỏ hơn mắt lưới sẽ “chảy” ra ngoài theo thời gian. Do tác động của dòng chảy thủy lực. Tác động của xoáy nước dưới chân kè hoặc các khối chống xói mòn bên dưới.

Tường chắn trọng lực này thiết kế không có thảm chắn phía trước dòng chảy theo như minh họa sau.

Rọ đá mạ kẽm

Vùng chân không được kè thảm đá tạo vùng đệm dưới chân công trình.

Một thiết kế đúng trong phương pháp kè cứng, bằng rọ đá mạ kẽm. Chân công trình ngoài vải địa kỹ thuật giữ đất. Chúng còn phải được thiết kế một “nệm đá” dài ra phía trước. Nơi dòng chảy xói mòn mạnh nhất. Hiện tượng xoáy nước phía sau tường chắn phía trước là mộ lổi thiết kế nghiêm trọng.

Được minh họa bằng một giải pháp như hình vẽ sau.

Rọ đá mạ kẽm

Thiết kế thi công kè rọ đá mạ kẽm chân công trình có dòng thủy lực mạnh

Tường chắn trọng lực cản dòng trong thi công kè rọ đá hộc

Mời bạn xem qua hiện trạng của công trình kè rọ đá sông Đa Nhim. Khi chúng tôi ghi hình, thời điểm này mực nước đang thấp nhất. Dòng chảy của sông Đa Nhim tùy thuộc vào lược xả lũ từ đập thủy Điện Đơn Dương.

Trong khoa học Thủy lợi, việc nghiên cứu dòng thủy lực để có những thiết kế về kè, đê đập và “trị thủy”. Một một chuyên khoa được đào tạo trong các trường đại học. Với công trình kè này, bạn có thể không cần phải có kiến thức chuyên sâu đó.

Vậy nên chúng ta thử quan sát một dòng suối chảy qua các tảng đá. Và nhìn lại thiết kế này xem có đúng như thực trạng mà chúng ta đang thấy trên đây.

Thi công kè rọ đá

Phía sau các tảng đá trên dòng chảy là các xoáy nước xói mòn mạnh

Xoáy nước được hình thành trong dòng chày thủy lực. Khi dưới đáy của lòng sông và lòng suối không bằng phẳng. Những vật cản có thể gây nên các xoáy nước mạnh yếu tùy từng khu vực hứng chịu với góc độ khác nhau. Càng vuông góc 90 độ thì dòng chảy càng mạnh.

“Nguyên tắc bồi đắp” của một dòng sông, nơi có những khúc uốn quanh thường dễ bị xói mòn nhất. Bên nào xói mòn mạnh nhất thì, đối diện với nó có mức Bồi tụ mạnh nhất. Trong phương pháp thi công kè rọ đá mạ kẽm này bạn sẽ thấy trong hình minh họa sau đây.

Rọ đá mạ kẽm

Dòng chảy mang phù sa, dội lại bồi tụ về phía đối điện

Tùy vào mực nước được “dâng lên” trong lòng sông mà mức độ bồi tụ cũng như xói mòn mạnh yếu cũng khác nhau. Nơi xói mòn mạnh nhất, kỹ sư thiết kế cũng đã tính toán đúng, nhưng chưa đủ. Họ đã thiết kế 04 khối cản dòng. Nhằm chế ngự dòng nước không xoáy mạnh vào chân kè.

ĐỌC THÊM >>   7 Kỳ Quan Thế Giới Trung Đại Tìm Hiểu Về Những Di Sản Văn Hóa Đặc Biệt

Rọ đá mạ kẽm

Khối cản dòng làm cho xoáy nước phía sau nó xoáy mạnh vào chân kè. Như hình minh họa sau đây

thi công kè rọ đá

Rất dễ hình dung nơi có nguy cơ sụp đổ cấu trúc nhất khi bạn nhìn qua hình minh họa từ công trình.

Mời bạn xem mặt cắt của công trình thi công kè rọ đá từ thực địa.

Có thể khắc phục như thế nào

Để tiết kiệm chi phí và kéo dài tuổi thọ của công trình này. Phía sau các xoáy nước cần trải thêm một tấm thảm đá có độ dày 0,3m bằng đá hộc. Vải địa kỹ thuật không dệt từ 15kN/m đến 25kN/m được gia cường và phân cách bên dưới chân của thảm đá.

Những vùng có nguy cơ xói mòn cao như hình ảnh này. Chúng cần phải được gia cố và bảo trì lại một cách khẩn cấp nhất. Nếu không thêm một vài mùa lũ nữa chúng sẽ sụp đổ và biến dạng hoàn toàn cấu trúc bên trên nó. Lúc đó chi phí bảo trì sẽ rất lớn.

Rọ đá mạ kẽm

Phía trước dòng chảy, thiết kế thêm nệm đá

Thảm đáRọ đá neo mà Hưng Phú sàn xuất theo yêu cầu đặt hàng. Mời bạn xem thêm trong chuyên mục Báo giá của chúng tôi. Hoặc tham khảo thêm chính sách giao nhận và Bảo hành sản phẩm.

Tạm kết

Để không bắt gặp những lổi thiết kế như thế này. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp và phân tích. Mong quý khách cần tham khảo cho dự án của mình. Trong chuyên mục của chúng tôi. Thông tin báo giá cũng như các giải pháp về Rọ đá kè cứng, cùng với các vật liệu liên quan. Xin mời tìm đọc.

Việc cần chú ý trong thiết kế kè cứng, khung viền như trong trường hợp này là không cần thiết. Chúng gây tốn kém thêm nhưng có những nguy cơ tiềm ẩn do khung viền không được bảo vệ trước môi trường. Các khối đá hộc khi lèn bên trong. Chủ cần buộc đúng cách, chúng sẽ trụ vững. Và dây viền phải được đan xoắn kép như chúng tôi trình bày ở trên.

Về mắt lưới từ kích thước 8cmx10cm như báo giá của các nhà cung cấp. Thay vì dùng 8x10cm thì sử dụng luôn mắt lưới 10x12cm. Tăng đường kính dây đan lên bạn có thể tiết kiệm đến 20% giá trị công trình. Riêng không có khung viền thôi bạn cũng đã tiết kiệm một khoản đáng kể.

Khung viền bằng thép 12mm không có tác dụng mấy nhưng lại tốn kém

Một vài hình ảnh về thi công Kè rọ đá hộc mạ kẽm mà chúng tôi đã ghi nhận tại hiện trường.

Xin cám ơn và hẹn gặp lại

Trong bài mới xuất bản kế tiếp. Mời bạn đón đọc bài viết về – Mắt lưới của rọ đá mạ kẽm được tính toán theo vật liệu lấp ở địa phương.

Để lại một thông điệp !

Gọi Mr Vương