Giới thiệu
Bấc thấm đứng và Bấc thấm ngang được Hưng Phú xuất bản ở những bài viết như sau:
- Bấc thấm là gì ? Ứng dụng của bấc thấm – Nội dung giới thiệu các ứng dụng của Bấc thấm cũng như quá trình hình thành phát triển công tác địa kỹ thuật nền móng của Việt Nam so với thế giới.
- Giải pháp khai hoang bờ biển Singapore bằng bấc thấm đứng – Nội dung nêu một giải pháp cho quý bạn tham khảo thêm các ứng dụng tiên tiến của nghành Địa kỹ thuật nền móng Singapore với những dự án mở rộng lãnh thổ của đảo quốc Sư tử.
Bấc thấm đứng
Bấc thấm là gì ?
Bấc thấm là một cái ống dẹp dẫn nước từ dưới lòng đất lên trên mặt đất, hoặc một cái ống dẹp dẫn nước từ phương ngang trên mặt đất. Vật liệu này cũng là một phát hiện tình cờ tương tự như kỹ sư Fazlur Rahman xây dựng Nhà chọc trời ở Chicago những năm 1960.
Sự phát hiện tình cờ của ông qua cái lồng chim mà đứa con mình nuôi trong nhà, từ đó ông nãy ra ý tưởng dùng Betong cốt thép để xây dựng những tòa nhà cao trên 10 tầng, một kiến trúc đáng ngạc nhiên thời đó.
Bấc thấm là một vật liệu thoát nước ngầm sử dụng trong xây dựng hạ tầng, ổn định nền móng. Được cấu tạo bằng lỏi nhựa Plastic bọc quanh nó một lớp vải địa kỹ thuật không dệt sợi ngắn xuyên kim hoặc sợi dài liên tục kết dính.
Bấc thấm áp dụng nguyên lý tự nhiên của hiện tượng Mao dẫn, được con người phát hiện và ứng dụng từ rất sớm, nó cũng là một loại vật liệu được chế tác ứng dụng sớm hơn so với Vải địa kỹ thuật trong xây dựng hạ tầng cơ bản.
Bấc thấm ngang
Bấc thấm ngang là một ống dẫn dẹp có bản rộng từ 15cm trở lên và có độ dày từ 0,5cm đến 0,8cm, dùng đề thoát nước theo phương ngang trên mặt đất, Bấc thấm Ngang không dùng máy chuyên dụng để cắm, mà dùng kim bấm để kết nối với Bấc thấm đứng tạo một hệ thống thoát nước cả hai phương ngang và dọc.
Cấu tạo của Bấc thấm ngang cũng bao gồm một lỏi nhựa được bao quanh bởi một lớp vải địa kỹ thuật không dệt có tính thấm nước cao và kích thước lổ nhỏ. Để tạo tính thoát nước mạnh trên bề mặt, có thể có gia tải hoặc không có gia tải.
Bấc thấm đứng cấu tạo khác biệt với bấc đứng là bản rộng và dày, định hình lỏi nhựa bên trong là rất đa dạng, có thể là bề mặt lồi lỏm, hoặc âm dương, chứ không phải định hình như bấc đứng.
Tiêu chuẩn kỹ thuật thí nghiệm
TCVN 9355:2012 được chuyển đổi từ TCXD 245:2000 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9355:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bạn có thể tìm đọc trong tài liệu sau đây:
Tài liệu trích dẫn bộ tiêu chuẩn thí nghiệm Bấc thấm
1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc cơ bản về khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu việc gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước; CHÚ THÍCH: Các chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể do các nhà thầu tư vấn và thi công thực hiện. 2 Tiêu chuẩn viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 4200:2012, Đất xây dựng – Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm.Thông số kỹ thuật Bấc thấm đứng & Bấc thấm ngang
- Bấc thấm đứng – CN Drain
- Bấc thấm ngang – SB Drain
Cấu tạo: Kết cấu gồm 2 phần, phần lõi nhựa được làm từ polyvinyl Chloride và được bao bộc bên ngoài bằng lớp vải địa kỹ thuật không dệt Polyester, sợi liên tục PP hoặc PET 100%.
Chức năng: Thoát nước đứng và ngang nhằm gia tăng khả năng ổn định của nền móng, gia cố và xử lý nền đất yếu, ổn định nền đất, xứ lý môi trường, đất nhão ở các khu vực ô chôn lấp rác thải. Sử dụng để tẩy rửa các khu vực đất ô nhiễm bằng công nghệ hút chân không, hút nước ngầm thấm qua các lớp đất bị ô nhiễm, mang theo các chất ô nhiễm lên bề mặt để xử lý.
Ứng dụng: Đường cao tốc, đường dẫn đầu cầu, đường băng sân bay, đường sắt, bến cảng, kho xăng dầu… xây dựng trên nền đất yếu và có tải trọng động, dùng xử lý môi trường, đất nhão thường thấy ở các khu vực ô chôn lấp rác,…
Thông số kỹ thuật bấc thấm:
THÔNG SỐ KỸ THUẬT BẤC THẤM VID VÀ RID | ||||||||
Chỉ tiêu | Phương pháp thử | Đơn vị | Giá trị | |||||
I.Bấc thấm | VID
75 |
RID
75 |
RID
4.0 |
VID
4.5 |
||||
Chiều dày | TCVN 8220 | Mm | ≥3.0 | ≥3.2 | ≥4.0 | ≥4.5 | ||
Chiều rộng | Normal | Mm | 100 | |||||
Khả năng thoát nước tại áp lực 10 KN/m2 | ASTM D 4716 | x10-6m3/s | ≥80 | |||||
Khả năng thoát nước tại áp lực 300 KN/m2 | ASTM D 4716 | x10-6m3/s | ≥60 | |||||
Khả năng thoát nước tại áp lực 350 KN/m2 | ASTM D 4716 | x10-6m3/s | ≥60 | |||||
Lực kéo đứt | ASTM D 4595 | kN | ≥2.0 | ≥2.2 | ≥2.5 | ≥2.5 | ||
Độ giãn dài khi đứt | ASTM D 4595 | % | ≥2.0 | |||||
Cường độ kéo giật | TCVN 8871-1 | kN | ≥1.6 | ≥1.7 | ≥1.9 | ≥1.6 | ||
Độ giãn dài tại lực 0,5 kN khi đứt | TCVN 8871-1 | % | <10 | |||||
II. Vỏ lọc Filter | ||||||||
Hệ số thấm | ASTM D 4491 | ≥1.4 | ||||||
Kích thước lỗ O95 | TCVN 8871-6 | <0.075 | ||||||
Cường lực chịu xé | TCVN 8871-2 | – | ≥100 | ≥100 | – | |||
Lực kháng xuyên thủng thanh | TCVN 8871-4 | – | ≥100 | ≥100 | – | |||
Cường lực kháng bục | TCVN 8871-5 | – | ≥900 | ≥900 | – |
Visitor Rating: 5 Stars