Định hình khối rọ đá trong sản xuất và các loại rọ đá

Các loại Rọ đá – Những khái niệm

Định nghĩa và nguồn gốc

Nhiều lúc bạn bắt những chiếc lồng đá định hình một cách vuông vức với những khối đá bên trong, gọn gàng và đẹp đẽ, có ngăn nắp. Bên một dòng suối hoặc dưới một con kênh. Bên vệ đường hoặc dưới một vài trụ cầu.

 

Rọ đá hộc

Nó không phải là lưới thép B40 như bạn nghĩ. Đó chính là Rọ đá mà chúng tôi muốn cung cấp thông tin cho bạn trong bài viết này. Chúng ngày càng phổ biến hơn trong công tác xây dựng đê điều và ngăn chắn những dòng nước lũ. Chống sạt lở đất và cảnh quan công cộng.

Rọ đá là một hình khối có những dạng định hình khác nhau. Thông thường là các hình khối lập phương. Được cấu tạo từ các tấm  lưới thép đan bằng máy, hoặc bằng tay. Có hình dạng lục giác xoắn kép. Hay còn gọi là một cái “giỏ đựng đầy đá”

Rọ đá tiếng Anh được gọi là Gabion Basket (một cái giỏ đựng đá). Lưới thép định hình nên chúng có thể được đan, cũng có thể dùng lưới thép hàn lại với nhau tạo thành các khối rọ đá khác nhau.

Các biến thể từ Rọ đá bao gồm các loại theo định hình. Đó là Thảm rọ đá hay thảm đá. Thảm đá trong tiếng Anh gọi là “gabion mattress”. Cũng như khối rọ, Thàm đá có định hình mặt rộng và mỏng hơn từ 0,5 đến 0,2m. Được dùng nhiều cho công tác lót kênh mương.

Nguồn gốc của Rọ  với cột mốc gian nào thì không có tài liệu nghiên cứu nào khẳng định. Nhưng chúng có nguồn gốc rất xa xưa. Hàng ngàn năm trước công nguyên khi người Ai Cập cổ đại bắt đầu xây những kim tự tháp. Và muốn chế ngự dòng chảy của sông Nile.

Những chiếc giỏ bằng mây tre đựng đầy đá, được chất đầy trong những khúc sông mà ngày nay những nhà khảo cổ đã từng khai quật được. Một lâu đài cổ ở San Milan của nước ý cũng đã từng sử dụng dưới nền móng của công trình.

Cho đến cuối thế kỷ thứ 19, Rọ đá được ứng dụng với nhiều hình thức sản xuất khác nhau phổ biến trong xây dựng dân dụng và được cấp bằng sáng chế bởi Gaetano Maccaferri ở Sacerno, Emilia Romagna. Tại Hoa Kỳ được sử dụng vào đầu tiên vào năm 1957 đến năm 1965 trên sông Bắc, Virginia và sông Zealand, New Hampshire.

Xu hướng sử dụng các loại rọ đá xây dựng đê kè hiện nay

Sử dụng kè rọ hoặc định hình các khối rọ đá để xây dựng các công trình chống xói lở. Kỹ thuật này không mới với các nước trên thế giới, như các nước thuộc Châu Âu, Châu Mỹ. Rọ theo công nghệ đan dây được sử dụng từ rất sớm.

ĐỌC THÊM >>   Báo giá rọ đá hộc và giải pháp tường chắn trọng lực chống sạt lở đất ở Việt Nam

Tại Việt Nam, rọ đá được sản xuất sớm nhất được chúng tôi ghi nhận là từ năm 1998. Đến nay một chặng đường không dài lắm. Nhưng hiện tại trên toàn Quốc cũng chỉ khoảng 10 đến 15 nhà sản xuất rọ đá lớn nhỏ với các quy mô khác nhau.

Vì rọ được sản xuất với công nghệ đan lưới thép dây mềm, với máy đan chuyên dụng. Đáp ứng nhanh các yêu cầu kè cứng trong công tác nền móng. Chúng dễ định hình và thi công nhanh. Với vật liệu lấp đa dạng và dầm nén dễ dàng. Đó là những lý do mà xu hướng sử dụng Rọ đá ngày càng phổ biến hơn.

Một lý do nữa là Rọ và thảm đá được đánh giá cao trong các công trình xây tường chắn. Đó là chi phí và tuổi thọ. So sánh với các vật liệu nặng khác như bê tông. Rọ đá có chi phí thi công thấp hơn và có tuổi thọ cao hơn. Cùng một yêu cầu thách thức về kỹ thuật.

Xu hướng dùng các loại rọ đá kè đá ứng phó sạt lở đất

Ứng phó sạt lở đất, chống đá rơi trên các triền núi, bảo vệ các khu dân cư. Các nước trên thế giới như nước Đức, Anh, Pháp và các nước như Mỹ, Nhật bản… đã đi trước Việt Nam hàng trăm năm.

Ứng phó sạt lở đất ngày nay ở Việt Nam. Các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh thuộc Tây nguyên, hoặc miền Tây Nam bộ. Nơi mà các con sông chịu ảnh hưởng với thời thiết cực đoan do ảnh hường biến đổi khí hậu.

Ứng phó sạt lở đất ở những dự án này thuộc công trình trọng điểm Quốc gia. Blog của Hưng Phú cũng đã xuất bản một vài bài viết. Trong chuyên mục của trang chúng tôi cũng trình bày chi tiết. Mời bạn xem tại đây.

Ứng phó sạt lở đất thông thường được sử dụng trong các công trình có địa tầng bất ổn như. Sự xói lở của dòng chảy thủy lực mạnh ở cửa sông, hoặc các con sông gần cửa biển. Đó gọi là công tác Chỉnh trị.

Ứng phó sạt lở đất ở miền núi là những vùng có địa tầng dễ trượt đất bởi tác động của con người. Hoặc những nơi có khảo sát về sụt lún đất trọng lực ngầm. Công tác kè cứng là phổ biến nhất trong công tác này.

Xung hướng kè giữ bất động sản

Giá trị của Bất động sản ngày càng gia tăng. Đất đai ngày càng khan hiếm và do đó việc chống sạt lở đất canh tác cũng như đất nhà thổ cư ngày càng có xu hướng tăng nhanh.

Hiện nay những hộ cá thể sử dụng loại vật liệu này để giữ đất, thay vì dùng các phương pháp kè truyền thống là xây dựng bê tông hoặc xây tường đá đắt đỏ và không chắc chắn bằng Rọ kè đá.

Xu hướng kết hợp rọ và địa kỹ thuật tổng hợp

Ngày nay, xu hướng kết hợp giữ rọ đá và các vật liệu khác. Như dùng vải địa kỹ thuật không dệt. Dùng lưới địa kỹ thuật gia cố khối đắp hoặc các vật liệu neo khác như vải địa cường độ cao. Hoặc vật liệu chống xói mòn khác như ô địa kỹ thuật để làm cho công trình có tuổi thọ dài hơn.

ĐỌC THÊM >>   Sản xuất rọ đá Hưng Phú - Hình ảnh Rọ đá một vài công trình tiêu biểu

Sử dụng phổ biến nhất vẫn là vải địa kỹ thuật không dệt. Vải không dệt có chức năng thoát nước và giữ lại đất trong nền móng. Bảo đảm chân công trình không bị xói mòn do mưa và thủy lực làm sụp đổ cấu trúc bên trên.

Định hình khối rọ đá trong sản xuất

Sản xuất rọ theo tiêu chuẩn nào

Tiêu chuẩn sản xuất rọ đá về mắt lưới theo Tiêu chuẩn TCVN 10335:2014 do Bộ Giao thông vận tải tổ chức biên soạn và đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn này quy định của Quốc gia về yêu cầu kỹ thuật, thi công và nghiệm thu các công trình sử dụng kết cấu rọ đá, thảm đá và các sản phẩm mắt lưới lục giác xoắn kép được mạ kẽm và tráng phủ nhựa (PVC). Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các kết cấu được làm từ sản phẩm lưới kim loại có và không tráng phủ, được chế tạo theo phương pháp hàn cơ khí.

Báo giá rọ đá 2x1x1

Định hình thảm rọ đá

Ngoài các thuật ngữ và định nghĩa. Trong công tác sản xuất và định hình khối rọ. Cũng như các yêu cầu về sản xuất và yêu cầu chất lượng dây đan. Bao gồm dây đan bọc nhựa và dây đan mạ kẽm. Biện pháp thi công rọ đá trong bộ tiêu chuẩn này cũng hướng dẫn khá chi tiết.

Định hình các loại rọ đá -Thảm đá như thế nào

Lưới thép rọ đá xoắn kép định hình khối rọ đá tùy theo quy cách mà dự án yêu cầu. Các loại rọ thông dụng nhất với những quy cách thông dụng nhất là hình khối lập phương. Một vài quy cách đặc biệt như rọ neo hoặc các hình dạng khác phù hợp với dự án.

Rọ đá mạ kẽm

Thông thường trong sản xuất. Với khổ của máy đan lưới thép là 3,3m, 4,3m và 5,3m. Riêng khổ đan lưới của công nghệ 5,3m hiện nay trên thị trường Việt Nam là rất hiếm. Việc định hình khối thảm đá mới phụ thuộc vào chiều ngang của máy đan.

Kích thước mắt lưới phổ biến hiện nay là 8cmx10cm – 10cmx12cm – 12cmx14cm. Những mắt lưới lớn hơn tại Việt Nam mà bạn thấy ngoài thực địa thì thì có rọ  đan bằng tay. Hoàn toàn không có thảm đá định hình mỏng và rộng.

Kích thước mắt lưới được tính theo chiều rộng như hình minh họa dưới đây. Trong bộ tiêu chuẩn ASTM  A975-97

Cấu tạo của rọ đá

Trong công tác sản xuất rọ đá. Việc định hình được chia thành các tấm riêng biệt. Về kích thước rọ đá lập phương dù hình vuông hay hình chữ nhật. Đều chia thành 6 mặt khác nhau.

Ví dụ như Rọ kích thước 2mx1mx1m nghĩa là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Bao gồm có cả vách ngăn ở giữa. Vậy trong sản xuất được đan một tấm lưới 4mx2m riêng biệt. Cùng với kích thước của 02 vách ngăn. Và kết hợp chúng thành khối lập phương. Như bạn thấy trong hình vẽ trên.

Với thảm đá, có định hình mặt rộng và mỏng. Ví dụ như thảm đá có chiều dài 5m rộng 2m và cao 0,5m. Cấu tạo của nó như sau:

Thảm đá

Cấu tạo của thảm đá thông dụng

Trong công tác sàn xuất bộ thảm đá này. Tấm đáy được đan trên máy với kích thước là 5mx3m và tấm nắp là 5mx2m. Các vách ngăn còn lại là 2mx0.5m và định hình buộc lại với nhau như hình vẽ.

ĐỌC THÊM >>   Rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC và những câu hỏi thường gặp về Rọ đá - Thảm đá

Các loại rọ đá phổ biến trong xây dựng

Các loại rọ  được phổ biến trong công tác xây dựng nền móng kè cứng và xây dựng tường chắn. Chúng có kích thước định hình về hình học mang tính đặc thù của từng loại, như vật liệu lấp hoặc tính chất của dây đan.

Rọ đá hộc

Rọ đá hộc là loại rọ đá được lèn vật liệu lấp bên trong là đá hộc. Ngoài ra chúng có những đặc tính đầy đủ của một loại Rọ đá thông thường mà thôi. Rọ  hộc cũng có định hình theo các quy cách khác nhau. Và dây đan cũng như mắt lưới đều có tính chất giống nhau của Rọ đá thông thường.

Rọ đá hộc vì có vật liệu lấp là đá hộc. Có kích thước lớn và được ưa chuộng trong công tác xây dựng tường chắn trọng lực. Thông thường ứng suất của khối đá lên sức căng của dây đan là rất lớn. Nên rọ đá hộc có tính chất như sau

  • Mắt lưới lớn thì dây đan lớn và dây viền lớn
  • Mắt lưới nhỏ, dây đan nhỏ và dây viền lớn

Một vài công trình sử dụng khung viền lớn để làm cho khối đá đứng vững hơn. Như chúng tôi từng xuất bản về vấn đề này trong các trang blog địa kỹ thuật mội trường Hưng Phú.

Rọ đá mạ kẽm

Các loại rọ được gọi theo những hình thức định hình khác nhau. Ví dụ như rọ đá hộc, rọ đá neo một dạng định hình đặc biệt. Rọ có hình trụ tròn. Còn rọ mạ kẽm là thuộc tính chung của dòng dây đan mạ kẽm.

Dòng dây đan mạ kẽm có có đường kính nhỏ nhất 2.0mm đến 3.0mm. Và dây viền Boder xung quanh thân rọ đá ở các cạnh khối lập phương. Có đường kính từ 2.7mm đến 4.0mm. Chú ý là Dây viền khác với Khung Viền của Rọ đá.

Dòng dây đan mạ kẽm thì được gọi là Rọ đá mạ kẽm. Tuy vậy chúng cũng có những định hình và quy cách như rọ đá có dây đan bọc nhựa PVC. Rọ mạ kẽm Hưng Phú sản xuất có các mắt lưới thông dụng, và quy cách cũng vậy

Rọ đá mạ kẽm

Sản xuất lưới thép rọ đá mạ kẽm trước khi định hình khối rọ

Rọ mạ kẽm nhẹ là dây đan được nhúng nóng một lớp mạ kẽm bên ngoài. Mỏng và chúng được làm mềm để dây có thể xoắn trên trục máy đan. Mạ kẽm nhẹ theo tiêu chuẩn TCVN 2053:1993 về dây thép mạ kẽm.

Rọ mạ kẽm nặng là dây đan được tráng kẽm nhúng nóng có khối lượng 280g/m2. Lớp mạ k

Gọi Mr Vương