Giải pháp cải tạo đất địa phương bằng vôi kết hợp vải địa kỹ thuật làm khối đắp nền đường tỉnh Hậu Giang

giải pháp cải tạo đất địa phương kết hợp vải địa kỹ thuật 

Bài báo trình bày phương pháp sử dụng đất sét yếu địa phương đã được cải tạo với vôi để đắp nền đường có trải vải địa kỹ thuật. Bằng thí nghiệm cắt trực tiếp và nén một trục nở hông

Bạn có thể tham khảo thêm cách tính toán sử dụng vải địa kỹ thuật trong khối đắp. Cụ thể ở đây

Nghiên cứu xác định hàm lượng vôi hợp lý nhất về mặt hiệu quả cải tạo đất, từ đó áp dụng vào nền đất đắp để làm giảm hàm lượng vải địa kỹ thuật cần sử dụng. Các hàm lượng vôi được xét đến: 0%, 6%, 8%, 10. Ứng dụng kết quả này vào công trình đường tại Thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang.

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẢI TẠO ĐẤT ĐỊA PHƯƠNG BẰNG VÔI KẾT HỢP VẢI ĐỊA KỸ THUẬT LÀM ĐẤT ĐẮP NỀN ĐƯỜNG KHU VỰC TỈNH HẬU GIANG
STUDY ON THE APPROACH TO USING LOCAL EARTH REINFORCED WITH LIME AND GEOTEXTILE FOR ROAD EMBANKMENT IN HAU GIANG PROVINCE
PGS. TS. Võ Phán, KS. Nguyễn Hữu Trung Tín
Trường Đại học Bách Khoa-ĐHQG TP.HCM

Tải liệu của VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM

ĐẶT VẤN ĐỀ 

Hiện nay, vì nhu cầu khai thác tiềm năng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống giao thông trong khu vực này đang trên đà phát triển nhanh.Trước nhu cầu tăng cao đó, việc tận dụng đất địa phương làm đất đắp sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian thi công.

Tuy nhiên, do lịch sử Tình thành địa chất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là bồi tích nên các lớp đất bề mặt ở khu vực này thường là đất yếu, việc sử dụng lớp đất mặt để làm đất đắp nền đường cũng vì thế mà trở nên không khả thi. Vì vậy, nghiên cứu phương pháp gia cường đất ở các khu vực này trở nên một ngày càng thiết yếu.

Trong các giải pháp cải tạo đất địa phương hiện nay, phương pháp cải tạo đất bằng vôi được đánh giá là hiệu quả nhất về mặt chi phí, đất sau cải tạo sẽ có cường độ cao, tuy nhiên lại có khuyết điểm là sẽ trở thành vật liệu giòn.

Để cải thiện khuyết điểm đó của đất trộn vôi, nghiên cứu này xem xét giải pháp kết hợp vải địa kỹ thuật làm vật liệu chịu kéo vào đất đã cải tạo bằng vôi trong việc ổn định đất đắp nền đường.

ĐỌC THÊM >>   Tìm hiểu vai trò của kiến trúc sư xây dựng trong ngành công nghiệp xây dựng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

– Thí nghiệm trong phòng: Tiến hành thí nghiệm cắt trực tiếp và nén một trục nở hông của đất trộn với các hàm lượng vôi 6%, 8%, 10%. – Tính toán và mô phỏng: Sử dụng phần mềm Geo Slope/W để tính toán chiều cao mỗi lớp đất đắp có thể đối với nền đường.

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Nguyên vật liệu chính dùng trong thí nghiệm giải pháp cải tạo đất địa phương

Đất dùng cho thí nghiệm thuộc khu vực Thành phố Vị Thanh trong giải pháp cải tạo đất địa phương, tỉnh Hậu Giang với các thông số cơ lý như sau:

Bảng 1. Các thông số cơ lý của đất tự nhiên

Trọng lượng riêng
γw
Độ
ẩm
W
Tỷ trọng hạt
Gs
Giới hạn
chảy
W
L
Giới hạn
dẻo
W
P
Lực dính
c
Góc ma
sát trong
φ
Môđun
nén
E
1-2
kN/m3 % % % kPa Độ kPa
16,31 72,32 2,64 76,40 30,9 4,2 3°20′ 2.100

Bảng 2. Hàm lượng thành phần hóa học của vôi dùng trong thí nghiệm (%)

CaO SiO2 Al2O3 Fe2O3 MgO
69,67 12,25 7,78 3,82 0,88

3.2. Kết quả thí nghiệm cắt trực tiếp
3.2.1 Góc ma sát trong ϕ và lực dính c của hỗn hợp đất trộn vôi
Bảng 3. Bảng tổng hợp lực dính c của hỗn hợp đất – vôi (kN/m2)

Vôi (%)Bảo \ dưỡng(ngày) 0 6 8 10
Lực dính c (kN/m2)
14 5,5 21,1 29,0 30,2
21 6,5 26,0 35,2 41,0
28 10,6 32,5 42,1 47,8

Bảng 4. Bảng tổng hợp góc ma sát trong φ của hỗn hợp đất – vôi (độ)

Vôi (%) Bảo dưỡng (ngày) 0 6 8 10
Góc ma sát trong φ (o)
14 5o26′ 25o43′ 26o06′ 26o32′
21 8o58′ 26o33′ 28o33′ 28o44′
28 12o33′ 27o33′ 29o28′ 29o58

giải pháp cải tạo đất địa phương

  •  Khi tăng hàm lượng vôi từ 0% đến 8% thì lực dính tăng nhanh, nhưng khi tăng vôi từ 8% đến 10% thì tốc độ tăng của lực dính giảm dần. Góc ma sát trong chỉ tăng mạnh khi tăng hàm lượng vôi từ 0% đến 6%, còn khi tăng hàm lượng vôi từ 6% đến 10% thì tốc độ tăng góc ma sát trong chậm hơn.

 

  • Theo thời gian, lực dính c phát triển khá nhanh, còn góc ma sát trong φ thì phát triển chậm hơn. Đáng chú ý là ở đất với hàm lượng vôi 8% và 10%, sự chênh lệch góc ma sát trong là không đáng kể (<2%).

Sức chống cắt của hỗn hợp đất trộn vôi

  • Việc trộn vôi vào đất có tác dụng cải thiện sức chống cắt của đất rất đáng kể. Đất cải tạo có sức chống cắt cao hơn so với đất tự nhiên từ 460% – 530% ở thời gian bảo dưỡng 14 ngày, từ 330% – 420% ở thời gian bảo dưỡng 21 ngày, từ 250% – 310% ở thời gian bảo dưỡng 28 ngày.
ĐỌC THÊM >>   Tìm Hiểu Về Nhà Phố Phong Cách Indochine

 

  • Hàm lượng vôi càng lớn thì sức chống cắt càng lớn. Tuy nhiên, trong khi tăng hàm lượng vôi từ 6% đến 8% sẽ làm sức chống cắt tăng 15,56% thì khi tăng hàm lượng vôi từ 8% đến 10% chỉ làm tăng sức chống cắt 6,46%. Nói cách khác, khi hàm lượng vôi sử dụng vượt quá 8%, hiệu quả của việc trộn vôi giảm dần. Vì vậy, hàm lượng vôi 8% có thể được xem là hàm lượng hiệu quả nhất.

Bảng 5. Bảng tổng hợp sức chống cắt tại cấp áp lực 200 kPa

Vôi (%) Bảo dưỡng (ngày) 0 6 8 10
Sức chống cắt Su (kN/m2)
14 16,9 78,9 87,8 90,1
21 25,5 86,0 100,5 106,8
28 37,2 95,1 109,9 117

cải tạo đất địa phương

Kết quả thí nghiệm nén đơn

Bảng 6. Kết quả thí nghiệm nén đơn của mẫu đất trộn vôi

Số hiệu
mẫu
Hàm lượng
vôi
(%)
Thời gian bảo
dưỡng
(ngày)
Độ ẩm khi
nén (%)
Biến dạng
phá hoại
(%)
Cường độ
chịu nén q
u
(kN/m2)
E50
(kPa)
N-0007 0 7 68,67 2,92 24 4.900
N-0014 0 14 67,29 2,87 63 6.320
N-0021 0 21 65,72 2,84 92 7.880
N-0028 0 28 64,87 2,79 120 9.210
N-0607 6 7 42,62 2,65 253 13.230
N-0614 6 14 41,02 2,60 312 16.870
N-0621 6 21 39,22 2,54 342 18.920
N-0628 6 28 38,29 2,51 366 20.320
N-0807 8 7 41,23 2,53 390 24.200
N-0814 8 14 39,62 2,48 433 26.220
N-0821 8 21 37,56 2,45 458 27.890
N-0828 8 28 36,21 2,42 473 28.900
N-1007 10 7 39,22 2,51 472 25.310
N-1014 10 14 36,89 2,46 523 27.330
N-1021 10 21 35,24 2,42 563 29.020
N-1028 10 28 34,33 2,37 583 30.210

giải pháp cải tạo đất địa phương

  •  Khi hàm lượng vôi tăng lên thì cường độ nén đơn qu cũng tăng theo. Khi tăng hàm lượng vôi từ 6% lên 8% thì qu tăng mạnh (tăng 137 kN/m2, tức 54.1%). Khi tăng hàm lượng vôi từ 8% lên 10% thì qu tăng chậm hơn (tăng 82 kN/m2, tức 21.0%). Điều này cho thấy khi hàm lượng vôi vượt quá 8% thì hiệu quả cải tạo đất của vôi giảm dần.

 

  • Module biến dạng E50 của đất trộn vôi hàm lượng 8% gần bằng với hàm lượng 10%. Điều này, một lần nữa, khẳng định thêm cho nhận định 8% là hàm lượng vôi hợp lý nhất cho việc cải tạo đất.

ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH CHO NỀN ĐẤT ĐẮP KHI XỬ LÝ BẰNG GIẢI PHÁP GIA CƯỜNG VÔI KẾT HỢP VẢI ĐỊA KỸ THUẬT

Từ các kết quả thí nghiệm tác giả tiến hành mô phỏng bài toán đắp nền đường bằng đất có gia cường trên phần Geo Slope/W để phân tích ổn định cho công trình đường nối Quốc lộ 61B với Trung tâm Hành chính Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Nền đất đắp đường cao 4 m, đắp nhiều lớp có gia cường vải địa kỹ thuật.

Bảng 7. Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất

Ký hiệu Đơn vị Đất tự nhiên Đất trộn vôi 8% (giá trị thí nghiệm)
γw kN/m3 16,3 17,5
φ o 03o20′ 29o46′
c kN/m2 4,2 42,1
qu kN/m2 24 473

giải pháp cải tạo đất ở địa phương

Bảng 8. Bảng tổng hợp hệ số an toàn với các chiều cao đắp khác nhau

Bề dày một lớp (m) 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4
FS (đất tự nhiên) 1,124 1,180 1,254 1,357 1,462
FS (đất trộn vôi 8%) 1,365 1,427 1,498 1,593 1,702
  • Để FS > [FS] = 1.4 (Bishop), nếu sử dụng đất tự nhiên có vải địa kỹ thuật thì chiều dày mỗi lớp đất đắp không được quá 0,4 m. Tức để đắp nền đường cao 4 m, ta cần 10 lớp đất đắp, sử dụng 8 lớp vải địa kỹ thuật.

 

  • Trong khi đó, nếu sử dụng đất đã được cải tạo với hàm lượng vôi bột là 8% thì chiều cao mỗi lớp đất đắp có thể là 0,7 m. Tức để đắp nền đường cao 4 m, ta cần 6 lớp đất đắp, chỉ sử dụng 4 lớp vải địa kỹ thuật.

KẾT LUẬN

  • Qua quá trình thí nghiệm và mô phỏng đối với loại đất yếu bề mặt ở khu vực thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang thì hàm lượng vôi thích hợp để làm tăng cường độ của đất là 8%.

 

  • Đất được cải tạo với hàm lượng vôi 8% gia tăng sức kháng cắt đáng kể: lực dính c tăng 401% (từ 10,5 kN/m2 lên 42,1 kN/m2), góc nội ma sát φ tăng 234% (từ 12,54o lên 29,47o).

 

  • Đất cải tạo vôi 8% cũng gia tăng cường độ chịu nén đơn: qu tăng 394% (từ 120 kN/m2 lên 473 kN/m2). 4. Khi đắp nền đường cao 4 m có kết hợp vải địa kỹ thuật, để đạt được hệ số an toàn FS > [FS] = 1,4 (theo Bishop), mỗi lớp đất dắp chỉ dày tối đa 0,4 m đối với đất tự nhiên, hoặc mỗi lớp đất đắp dày 0,7 m đối với đất đã được cải tạo bằng vôi 8%.

Vậy kết luận rằng giải pháp cải tạo đất địa phương dùng vôi bột 8%. Trong phương pháp thí nghiệm trên có thể tiết kiệm đến 50% vải địa kỹ thuật dệt hoặc vải địa kỹ thuật không dệt.

Nếu bạn cần tài liệu hãy liên hệ qua Email dinhbaochaublog@gmail.com

Để lại một thông điệp !

Gọi Mr Vương